Nhu cầu phát triển một thị trường gas lành mạnh

Nâng cao hiệu quả kinh doanh gas, củng cố vị thế của các doanh nghiệp trên thị trường gas, kết hợp với tập trung phát triển hạ tầng và chống gian lận thương mại là những vấn đề cần phải tập trung xử lý trong giai đoạn hiện nay. Thông tin chi tiết sẽ được thitruonggas.com gửi đến cho quý khách ngay sau đây.

>> Tham khảo thêm: Những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường gas

Thực trạng của ngành công nghiệp gas tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công thương, tình hình khai thác khí đốt thiên nhiên vẫn tăng đều qua các năm, là minh chứng cho sự phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp khí đốt. Tuy nhiên, tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng cạnh tranh quyết liệt nhằm giành lại thị trường bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đã khiến cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, dẫn đến thị trường không ổn định, hiệu ứng dư luận không tốt,…

Thị trường gas
Thị trường gas

Bên cạnh đó, hiện nay nguồn khí tự nhiên trong nước đang có chiều hướng giảm dần trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Nguồn cung trong nước suy giảm đặt ra giải pháp tìm hướng bổ sung khí bằng cách nhập khẩu khí hóa lỏng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề nhập khẩu cần phải có cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng được.

Hiện tượng gian lận thương mại ảnh hưởng thị trường gas

Tình trạng gian lận thương mại trong ngành sản xuất, kinh doanh gas đang ngày càng tinh vi, Hiện có không ít đơn vị, cá nhân đã thực hiện mài chữ nổi trên vỏ bình gas của hãng khác, cắt tai, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình. Không chỉ vậy, tình trạng sang chiết gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhiều thương hiệu với nhau đang xảy ra phổ biến. Chính những hành vi gian lận này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính.

Thị trường gas
Thị trường gas

Và hậu quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường gas là làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng, khiến Nhà nước thất thu thuế, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy nổ,… Trong khi đó, các đối tượng vi phạm lại thu được nguồn lợi bất chính khổng lồ vì không mất chi phí đầu tư vỏ bình, kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa và thu hồi sản phẩm kém chất lượng,…

Giải pháp đặt ra

Để thị trường gas hoạt động lành mạnh, đẩy lùi được nạn sản xuất, kinh doanh gas giả, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

– Bỏ quy định các doanh nghiệp được quyền thuê, cho thuê bình gas.

– Bỏ quy định doanh nghiệp phải có sổ theo dõi bình gas vì việc này rất tốn kém về nhân lực và khó khả thi.

– Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh gas, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sang chiết gas trái pháp luật, giả nhãn hiệu, hoán cải vỏ bình gas của doanh nghiệp sở hữu bình gas,…

– Có thể áp dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc, mã điện tử của sản phẩm để quản lý sản phẩm từ khâu xuất – nhập hàng tới khi bán lẻ.

– Nên có những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn nơi chiết nạp, kênh phân phối gas, bám sát thị trường và tố cáo với cơ quan chức năng những trường hợp gian lận thương mại, vi phạm pháp luật.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ giúp ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và thị trường gas nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *