20 điều cần biết khi dùng bếp gas để tránh rước “hỏa” về nhà

Bếp gas là một trong những dụng cụ đã quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, để sử dụng bếp gas như thế nào cho an toàn không phải ai cũng nắm rõ và nghiêm túc thực hiện. Trong bài viết này, chúng ta cùng điểm qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas để tránh rước hỏa hoạn về nhà nhé.

Kiến thức cơ bản về bếp gas và gas

1. Hiểu về cấu tạo bếp gas

Bếp gas trên thị trường hiện nay có 2 loại nổi bật nhất là bếp gas âm và bếp gas dương. Về cấu tạo của hai loại bếp này không có gì quá khác biệt, đều có chung một số bộ phận để đánh lửa và chia lửa. Cụ thể như sau:

Bếp ga dương

Bếp gas dương là bếp có phần bụng bếp nổi lên trên bề mặt bàn bếp và vận chuyển cũng như lắp đặt rất dễ dàng. Bếp gas dương có giá thành khá đa dạng, từ và trăm nghìn tới vài triệu đồng cho một chiếc bếp. Một bếp gas dương có cấu tạo như sau:

  • Hệ thống đánh lửa: Hệ thống đánh lửa được chia thành 2 loại đánh lửa chính là đánh lửa Magneto và đánh lửa IC. Trong đó, loại đánh lửa Magneto là loại dùng cơ học. Khi đánh lửa bằng hệ thống này, một dòng điện được sinh ra và truyền tới ống dẫn gas mồi. Còn đánh lửa IC dùng hệ thống khuếch đại dòng điện để sinh ra ngọn lửa. Đánh lửa IC có thể dùng điện hoặc dùng pin.
  • Mâm chia lửa: Mâm chia lửa là bộ phận chia ngọn lửa chính thành nhiều tia lửa nhỏ. Một chiếc bếp gas có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào mâm chia lửa. Ngọn lửa chia đều cũng giúp bếp nấu tiết kiệm gas hơn. 
  • Hệ thống tự ngắt gas: Một số loại bếp hiện đại có thêm hệ thống ngắt gas an toàn. Khi lò xo co giãn hoặc IC điều khiển lớn hơn 75 độ sẽ tự co lại để ngắt lửa trong trường hợp rò rỉ gas.
  • Giá đỡ bếp gas: giá đỡ bếp gas là bộ phận đỡ các linh kiện của bếp gas.
  • Kiềng bếp: Kiềng là bộ phận đỡ nồi niêu khi nấu trên bếp.
  • Họng chia gas: Họng chia gas thường được làm bằng thép và gang đúc
qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Bếp gas dương

Bếp gas âm

Bếp gas âm sẽ không có phần bếp nổi lên trên mặt bàn mà được thiết kế âm xuống bàn bếp. Bếp gas âm mang đến không gian nhà ở sang trọng và hiện đại hơn. Cấu tạo bếp gas âm như sau:

  • Họng bếp: Họng bếp là nơi dẫn gas lên bếp
  • Bát chia lửa: Bát chia lửa cũng tương tự như mâm chia lửa trong bếp gas dương.
  • Ống dẫn gas: Ống dẫn gas của bếp âm gồm hai ống là ống dẫn chính và ống dẫn phụ. Ống dẫn chính dẫn gas tới cụm van điều áp còn ống dẫn phụ dẫn gas từ van điều áp tới Ziclo.
  • Cụm van điều áp: Cụm van điều áp là vị trí để hòa hợp gió cùng với gas trước khi bắt đầu sử dụng.
  • Bộ phận sứ đánh lửa: Sứ đánh lửa được kết nối với cao áp để dẫn điện và sinh ra tia lửa để đốt cháy gas.
  • Kim phun gas: Với các loại bếp gas khác nhau thì kim phun gas cũng có cấu tạo khác nhau. Kim phun gas giúp gas được chia đều lên bếp.
  • Pép chia lửa: Pép chia lửa là bộ phận giúp ngọn lửa sinh ra được chia đều trên bếp.
qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Bếp gas âm

Xem thêm: Tìm hiểu về các hãng gas uy tín tại Việt Nam

2. Cách lắp đặt bếp gas an toàn

Một trong 20 điều cần biết khi dùng bếp gas là cách lắp đặt bếp gas sao cho thỏa mãn các tiêu chí về an toàn. Cụ thể như sau:

  • Vị trí đặt bếp thoáng khí (nhưng phải tránh gió thổi trực tiếp). Như vậy nấu nướng sẽ không bị lửa thổi tạt theo gió và nếu có rò rỉ gas cũng không gây ngộ độc.
  • Bề mặt đặt bếp không nên cấu tạo từ gỗ vì dễ bắt lửa.
  • Bếp gas cách trần nhà ít nhất 1m, để xa các vật liệu cháy nổ
  • Dây dẫn gas phải mới và không được gãy, rách, gấp khúc.
qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Lắp đặt gas an toàn

3. Cách bật bếp gas đúng quy trình

Hướng dẫn bật bếp gas có vẻ là một điều “thừa” vì dường như ai cũng biết. Thế nhưng top 20 điều cần biết khi dùng bếp gas lại không thể thiếu cách bật, tắt bếp gas. Cụ thể, mỗi khi nấu xong cần tắt bếp hoàn toàn đến khi nghe tiếng “tạch”. Tương tự với bật bếp, nếu ngửi thấy mùi gas cần ra kiểm tra ngay lập tức.

4. Kiến thức cơ bản về khí gas

Gas trong bình là khí gas đã hóa lỏng, khí này sẽ bốc hơi để phục vụ việc đun nấu cho đến khi gas lỏng trong bình cạn. Khí gas nguyên chất sẽ không có mùi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhà sản xuất thêm mùi vào trong chất khí này để dễ phát hiện các trường hợp rò rỉ gas.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Nhà máy chế biến gas

Khí gas nặng hơn không khí bình thường nên khi thoát ra ngoài sẽ không bay lơ lửng trong không khí mà chìm xuống dưới nhà. Khí gas sẽ len lỏi vào mọi ngóc ngách trong căn nhà và nếu có tác động tia lửa điện sẽ lập tức bốc cháy hoặc phát nổ. Khi phát hiện thấy mùi gas thì lấy quạt quạt khí ra cửa sổ để khí thoát ra ngoài.

 

5. Nguy cơ cháy nổ từ bình gas

Bạn chỉ nên sử dụng các loại bình gas chính hãng được phân phối bởi đại lý bán gas. Bạn sẽ không thể lường trước được các nguy cơ cháy nổ với bình gas kém chất lượng. Hãy nhớ rằng, trong bất cứ trường hợp hỏa hoạn nào, bình gas chính hãng sẽ không phát nổ. 

Điều này là do bình có hệ thống van an toàn giúp bình tự xì hơi gas khi nhiệt độ xung quanh cao bất thường. Mặc dù việc xì gas có thể gây cháy cục bộ nhưng bạn có thể dập đám cháy này dễ dàng bằng bình cứu hỏa. 

Ngược lại, với bình gas kém chất lượng, khi bình gas đặt trong môi trường hỏa hoạn (môi trường rất nóng) thì sức ép áp suất lên vỏ bình lớn khiến bình phát nổ. Sức nổ của bình gas tương đương một trái bom. Chỉ cần 1 kg gas hóa lỏng trong bình đã đủ sức công phá cả một ngôi nhà. Bình gas giả mạo tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ là vì vậy.

Nấu nướng an toàn với bếp gas

6. Luôn túc trực bếp khi nấu

Chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến ngọn lửa lan ra. Đặc biệt trong môi trường bếp có nhiều dụng cụ dễ bắt lửa. Hãy đảm bảo luôn ở cạnh bếp khi bạn đang nấu nướng để đề phòng hỏa hoạn.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Khi nấu nướng không nên làm việc khác

7. Mỗi tuần vệ sinh bếp 2 lần hoặc nhiều hơn

Vệ sinh bếp sẽ giúp bạn loại bỏ những cặn bẩn, cặn thức ăn dính trên bếp hoặc phần kiềng bếp. Việc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn giúp tránh nguy hiểm. Một số thức ăn, đồ uống khi đọng lại ở kiềng, nếu gặp ngọn lửa sẽ nhanh chóng bùng lên khiến bạn dễ bị bỏng.

8. Khóa van gas khi dùng xong bếp

Để tiện lợi, vẫn nhiều người giữ thói quen để van gas mở sau khi dùng xong. Tuy nhiên, trong top 20 điều cần biết khi dùng bếp gas, người ta vẫn khuyên rằng bạn nên khóa van gas một cách an toàn và cẩn thận. Bạn có thể tập thói quen này ngay từ hôm nay để bảo vệ sự an toàn cho cả gia đình.

9. Không để trẻ em sử dụng bếp gas

Trẻ em không phải là đối tượng phù hợp để sử dụng bếp gas nói riêng và bất cứ loại bếp nào. Nếu bạn đang dạy trẻ cách phụ giúp gia đình, hãy để trẻ bắt đầu từ việc quét nhà, dọn dẹp không gian xung quanh, tự thay đồ,… Khi trẻ đã đủ nhận thức và có chiều cao phù hợp mới để trẻ dùng bếp gas.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Không để trẻ lại gần bếp

Ngoài ra, hãy dạy trẻ những bài học đầu đời về hỏa hoạn và lửa để trẻ biết cảnh báo cha mẹ nếu nhìn thấy bếp bị cháy hay khi trẻ ngửi thấy mùi gas.

Tiết kiệm chi phí khi nấu bếp gas

10. Chỉnh ngọn lửa phù hợp

Điều chỉnh mức độ ngọn lửa không chỉ giúp đảm bảo an toàn khi nấu nướng mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, tránh lãng phí năng lượng. Khí gas được chế biến gắn liền với quá trình khai thác dầu mỏ. Gas không phải là vô hạn nên bạn hãy tiết kiệm khí gas và các nhiên liệu chất đốt khác.

11. Không bật tắt bếp liên tục

Trước khi bắt đầu xắn tay vào bếp, bạn hãy lên kế hoạch sẵn những món cần nấu để bếp sử dụng một cách liên tục trong cả quá trình nấu nướng. Việc tắt và bật bếp không phải tiết kiệm gas như bạn vẫn tưởng mà thậm chí còn gây lãng phí gas nhiều hơn.

Đây là một mẹo nhỏ trong số 20 điều cần biết khi dùng bếp gas nhưng rất hiệu quả để các bà nội trợ giúp quản lý chi phí đầu ra của cả gia đình.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Bật tắt bếp liên tục không hề tiết kiệm

12. Đậy nắp nồi

Nắp nồi (vung) là vật dụng để giữ lại hơi nóng trong nồi. Các bà nội trợ hãy đậy nắp nồi khi nấu ăn để giảm thoát nhiệt lượng ra ngoài môi trường. Như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian đun nấu, vừa giúp tiết kiệm gas. 

Ngoài ra, không nhất thiết phải đun bếp đến khi thức ăn chín mới tắt bếp. Một số món ăn chỉ cần đun đến mức gần chín rồi đậy nắp lại. Thức ăn trong nồi sẽ tự chín do nồi vẫn còn lưu nhiệt được một thời gian rồi mới tắt hẳn.

13. Chọn nồi phù hợp với mục đích nấu nướng

Với các bà nội trợ, việc chọn nồi niêu phù hợp cho quá trình nấu nướng được xếp trong top 20 điều cần biết khi dùng bếp gas đã quá quen thuộc. Một số món hầm, món ninh nên dùng nồi áp suất để món ăn nấu được ngon, bở và chín kĩ hơn. Còn với những món canh, món luộc thì dùng nồi thường là được.

Làm như vậy vừa giúp bà nội trợ tiết kiệm thời gian nấu nướng, vừa giúp tiết kiệm chi phí gas tiêu thụ.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Món hầm nên dùng nồi áp suất để tiết kiệm gas

14. Rã đông thực phẩm tự nhiên

Nếu bạn cần rã đông thực phẩm, hãy để thực phẩm tự rã đông trong môi trường nhiệt độ phòng. Không nên cho thực phẩm vào nồi để đun nóng. Như vậy vừa lãng phí gas, vừa khiến thực phẩm mất đi chất dinh dưỡng và khi ăn cũng mất đi vị ngon ban đầu.

Ngoài ra, thực phẩm khi rã đông bằng cách đun trong nồi sẽ khiến phần ngoài cùng bị chín còn phần ở trong vẫn sống. Khi nấu thực phẩm không có sự đồng đều về độ chín.

Bạn có thể sử dụng lò vi sóng ở chế độ thấp nếu cần để mang lại hiệu quả rã đông tốt nhất.

Một số kiến thức khác về cháy nổ với gas

15. Vì sao bình chữa cháy có thể dập lửa?

Nguyên tắc của đám cháy do gas là môi trường có khí oxy và có tia lửa điện, tia lửa cùng với khí gas để bốc cháy. Nhiều người quan niệm cứ cháy là dùng nước. Tuy nhiên, nếu bạn để ý, khi làm việc đội cứu hỏa sẽ áp dụng nhiều biện pháp dập cháy khác nhau: dùng chăn ướt, dùng bình chữa cháy, dùng nước,… vì mỗi đám cháy có đặc điểm riêng.

Bình chữa cháy giúp làm loãng oxy hoặc ngăn sự tiếp xúc của oxy với đám cháy nên khi cháy nổ xảy ra, bạn xịt bình chữa cháy vào thì ngọn lửa không thể tiếp tục lan rộng. 

16. Đặt bình chữa cháy nào để dập đám cháy khí gas

Khi đám cháy khí gas xảy ra, tốt nhất bạn nên dùng các loại bình chữa cháy có khí CO2 để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bình chữa cháy gia đình hiện có giá không quá cao và là vật dụng rất tiện lợi để tự xử lý các trường hợp không mong muốn. Trong trường bạn phát hiện đám cháy quy mô nhỏ, hãy hướng dẫn các thành viên xử trí bằng bình chữa cháy.

Việc ngăn chặn đám cháy ngay từ những ngọn lửa đầu tiên sẽ giúp bạn tránh thiệt hại về người và của trong trường hợp cháy lan rộng. Điều này được nhiều đơn vị kinh doanh gas và bếp gas đề cập đến trong 20 điều cần biết khi dùng bếp gas. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa thực sự quan tâm về phòng cháy chữa cháy.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Hãy đặt bình chữa cháy gần bếp

Ngoài ra, trong bếp thường có dầu ăn. Đám cháy dầu ăn không thể dập tắt bằng nước. Nguyên nhân là vì dầu nhẹ hơn nước (khi bạn đổ dầu vào nước sẽ thấy dầu nổi lên). Như vậy nếu bếp bị cháy và dầu ăn bị cháy mà bạn đổ nước vào thì phần cháy do dầu ăn sẽ tiếp tục cháy như bình thường và lan mạnh ra các khu vực dễ cháy khác. Lúc này, hãy nhanh trí sử dụng bình chữa cháy để bảo vệ bản thân.

17. Không nên cố dập lửa bình gas

Nếu không may bình gas bị rò rỉ khí gas, bạn không nên cố dập lửa ở nguồn cháy là khí gas. Lúc này nên sử dụng khăn ướt, chăn ướt, quần áo ướt,… buộc chặt lại bình rồi đem bình ra ngoài trời. Để cho bình tự thoát khí và tự cháy. 

Trong trường hợp bạn ngửi thấy khí gas thì cần nhanh chóng khóa van gas lại. Mở tất cả các cửa và dùng quạt tay quạt để khí gas bay ra ngoài. 

18. Trang bị kiến thức tới người thân 

Kiến thức về cháy nổ là một trong 20 điều cần biết khi dùng bếp gas và là kiến thức sinh tồn bạn cần biết. Không nên chủ quan với cháy nổ, hãy trang bị kiến thức tới người thân. Khi có đủ kiến thức chúng ta mới có thể giữ bình tĩnh và xử lý các tình huống trong đám cháy.

Xử trí sai cách trong trường hợp khẩn cấp có thể để lại hậu quả rất lớn sau này.

19. Gọi điện thoại chữa cháy khi cần

Trong trường hợp đám cháy trở nên khẩn cấp, bạn hãy nhanh chóng gọi điện tới số của lực lượng phòng cháy chữa cháy tại địa phương. Hoặc nếu nguy cấp và không thể sử dụng điện thoại (ngửi thấy quá nhiều mùi gas) hãy hô hoán để nhận sự giúp đỡ từ hàng xóm hoặc những người xung quanh.

qua 20 điều cần biết khi dùng bếp gas
Cẩn thận hỏa hoạn từ gas

20. Luôn cập nhật tin tức về phòng cháy chữa cháy

Hãy cập nhật thêm kiến thức về chữa cháy, đặc biệt là đám cháy với gas. Dùng gas mặc dù tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, nếu bạn tự biết bảo vệ bản thân thì việc các đám cháy cục bộ hay trường hợp rò rỉ gas cũng không trở nên quá nghiêm trọng.

Xem thêm: Mách bạn cách phân biệt gas Petrolimex giả và thật

Tổng kết

Trên đây là 20 điều cần biết khi dùng bếp gas cũng như các kiến thức để phòng chống cháy nổ với bếp gas. Hi vọng bạn đọc qua bài viết này của thitruongas.com đã bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích. Bạn đọc đừng quên lưu lại bài viết để sử dụng nếu cần nhé. 

Ngoài ra, bạn đọc cũng đừng quên liên tục cập nhật thêm các thông tin về bảng giá gas Petrolimex chính hãng, các thông tin cơ bản về gas Petrolimex để luôn mua đúng hàng chuẩn. Hãy tự biết bảo vệ mình trước nguy cơ gas giả, gas nhái bằng cách mua hàng từ các đại lý ủy quyền có uy tín nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *